PHỤ HUYNH KHÔNG TỨC GIẬN, CON TRẺ KHÔNG GÂY CHUYỆN

Kỳ nghỉ nọ, tôi đã chơi ở nhà bạn tôi 3 ngày, hồi ấy con trai bạn tôi mới hơn 2 tuổi, rất nghịch ngợm, cha mẹ không cho làm đòi làm cho bằng được, dường như cố tình chọc tức cha mẹ. Ví dụ lúc ăn cơm, thức ăn và cơm vừa được đưa lên, mẹ nói với bé “ Con đừng động vào nhé” thì bé lại cho thìa vào đĩa đảo lung tung. Mẹ bảo để mẹ xúc cơm cho thì bé đòi tự xúc, mẹ liền nói “thế con tự xúc đi, đừng làm đổ vãi nhé”, vừa nói dứt lời, cậu càng lại cố tình để cơm vãi ra ngoài.

Bạn tôi nói chị thật sự thấy mệt vì cậu con trai, nói con trai khó nuôi hơn con gái. Nhưng tôi thấy được rằng, cô ấy quản con quá nhiều, dọa nạt, phê bình quá nhiều, thế rồi tôi nói với cô ấy rằng để tớ trông cho cậu 2 ngày.

Trong 2 ngày này, tôi cố gắng lựa theo ý cậu bé, cậu bé muốn làm gì thì làm, gần như tôi không ngăn cản hay phê bình. Ví dụ cậu bé vứt hộp giấy ăn từ tràng kỷ xuống sàn nhà rồi nhìn thôi, đợi phản ứng của tôi. Tôi biết cậu bé đang phát tín hiệu thách thức tôi, đợi tôi tức giận, nhưng tôi không tiếp chiêu, tôi chỉ cười rồi nhặt và đặt lên tràng kỷ. Cậu bé lại vứt xuống và quan sát nét mặt của tôi, tôi lại cười và nhặt lên. Cứ như vậy, cậu bé không ngừng vứt, còn tôi thì không ngừng nhặt, cuối cùng cậu không quan sát tôi nữa mà chơi rất nhiệt tình, mỗi lần vứt lại cười lớn, tôi cũng cười cùng cậu bé, không biết bao nhiêu lần như thế, cậu kiên trì vứt, tôi cũng kiên trì nhặt. 

Trại hè Kỹ năng sinh tồn 2024

Trại hè Chinh phục bản thân 2024

Kỹ năng sống, kỹ năng phát triển bản thân hè 2024

Cô bạn tôi đứng bên cạnh tỏ ra không thể kiên nhẫn được nữa, tôi liền ra hiệu cho cô không cần phải quan tâm. Cuối cùng, cậu bé đã chơi chán, không muốn vứt nữa. Có lẽ lúc đầu cậu bé cũng muốn chọc tức tôi nhưng sau khi phát hiện ra tôi không bực bội, vứt hộp giấy đã biến thành một trò chơi đơn thuần. Mối quan hệ thân thiện giữa chúng tôi được bắt đầu từ đây.

Một lát sau, cậu bé bắt đầu xé một cuốn truyện tôi lại muôn ngàn con, nhưng tôi vội nói, cứ để con xé, rất nhiều đứa trẻ ban đầu không phải “đọc sách” bằng mắt mà là bằng miệng hoặc tay, không cần phải cấm đoán trẻ, việc này còn rèn luyện được sự khéo léo cho đôi tay. Thấy không có ai quản, cậu liền xé một tờ giấy thành nhiều mảnh và vứt xuống đất, sau đó lại xé một tờ giấy thành hai phần rồi rồi không hào hứng với chuyện xé sách nữa mà “phá hoại” kiểu khác.

Trong hai ngày này, tôi và bạn tôi kiên trì không can thiệp vào việc của con. Có thể đối với cô bạn tôi, đây là một chuyện đau khổ, chị nói đùa rằng mình đang phải nhịn đến mức sắp xuất huyết nội tạng rồi.

Nhưng chẳng mấy chốc đã nhìn thấy kết quả, sang ngày thứ ba, cậu bé không còn chống đối người lớn nữa, và cũng không để tâm đến sắc mặt của mẹ nữa, tinh thần thoải mái hơn rất nhiều. Trước khi ra khỏi nhà, tôi và cô bạn ngồi ở bàn ăn trang điểm, cậu bé cầm một thỏi son của tôi lên. Tôi mang đi hai thỏi son, một thỏi đã bị cậu phá hỏng, không thể để cậu phá hỏng thỏi này nữa. Và thế là tôi liền thò tay ra và nói, con đưa cho cô nào, cô cần dùng cái này. Thế mà cậu bé lại đưa ngay cho tôi, chăm chú nhìn tôi mở nắp và sử dụng. Mắt bạn tôi sáng lên, chúng tôi đều cười thầm – đây là việc mà trước đây cậu bé không bao giờ làm.

Sau đó thỉnh thoảng tôi lại có cuộc nói chuyện qua điện thoại với bạn mình, cô ấy nói sau lần tôi đến chơi, con trai biết nghe lời hẳn lên, không chống lại cô nữa, hiện tại cô cảm thấy nuôi dạy con không còn vất vả như ngày trước. Trên thực tế, người thay đổi nhiều nhất là có ấy. Tính tình của cô ấy ôn hòa rồi, có thể nhìn nhìn nhận một cách tích cực về các hành vi của con, không coi sự khám phá bình thường của trẻ nhỏ là sự phá hoại, tiếp nhận hành vi của con, giảm thiểu sự hạn chế, can thiệp đối với con, cho con được tự do tối đa

Trong lòng trẻ không có sự chống đối, dĩ nhiên trẻ sẽ trở nên nghe lời hơn.

(Trích sách Giáo dục Tuyệt vời nhất = Đơn giản nhất – Tác giả Doãn Kiến Lợi)

GỬI TIN NHẮN