Năm nay kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du. Nhưng chắc ít ai nghĩ Nguyễn Du còn là đại tài về khoa học quản lý. Nguyễn Du đã khẳng định “Chữ Tâm kia mới bằng 3 chữ Tài”. Nghĩa là Tâm – 75%, Tài – 25%.
Mãi đến năm 1995 Ts Daniel Golman ĐH Harvard mới đưa ra khái niệm thông minh cảm xúc – EI (Imotional Intelligence) và khẳng định EI – 80%, IQ-15%.
Chỉ có cảm xúc mới thúc đẩy hành vi. Mọi thứ đều bắt đầu bằng cảm xúc để tạo ra cảm xúc. Quá trình hoạt động của con người thực chất là một quá trình diễn biến cảm xúc, do cảm xúc quyết định.
Cảm xúc chỉ có trong hiện tại. Cảm xúc không có quá khứ, không có tương lai. Nhưng được tạo bởi hồi tưởng về quá khứ hoặc tưởng tượng về tương lai.
Cảm xúc có thể chia làm 2 loại chính: tích cực và tiêu cực. Do tự mình tạo ra hoặc do môi trường tạo ra: bên trong – bên ngoài. Trên cơ sở phân tích các chiều cảm xúc để ta tập trung vào quản trị cảm xúc để có một cuộc sống hạnh phúc.
Thành công = f(Hành động)
Hành động = f(Xúc động)
Thành công = f(Xúc động)
Năm nay kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du. Tưởng nhớ Nguyễn Du chúng ta càng trân quí sự vĩ đại của Nguyễn Du và điều chỉnh chính mình, điều chỉnh nền giáo dục nước nhà đi đúng truyền thống dân tộc hợp với thời địa. Dịch chuyển từ logic lên cảm xúc là xu thế tất yếu của thời đại, đúng như ông cha ta dạy “Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”.
Người Việt thường áy náy về quá khứ, lo lắng về tương lai, để hụt hẫng hiện tại. Cần tự hào về quá khứ, hứng khởi với tương lai, vươn lên hiện tại!
Trại hè Chinh phục bản thân 2024
Kỹ năng sống, kỹ năng phát triển bản thân hè 2024
Giáo dục chỉ dạy nhớ và chủ yếu là ơn nghèo kể khổ nên người Việt khá nặng nề về cảm xúc khổ sở, bị quá khứ níu chặt lại. “Đòn đau nhớ đời” cứ theo năm tháng mà nặng nề chồng chất chôn vùi ta trong đau khổ. Tây thường dạy về tưởng tượng sáng tạo tương lai sung sướng nên tiến nhanh về phía trước. “Trí tưởng tượng chinh phục thế giới”.
(Nguồn: https://www.facebook.com/phanquocviet.vn/posts/1597976650447598)