XỬ LÝ CƠN HỜN CỦA TRẺ

Xử lý cơn hờn của trẻ

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ có thói quen khóc hờn dễ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hơn gấp 10 lần so với các trẻ bình thường khác. Và kiểm soát cơn hờn của trẻ là điều hoàn toàn nằm trong phạm vi có thể của cha mẹ.

 

Xử lý cơn hờn của trẻ
Xử lý cơn hờn của trẻ
Để XỬ LÝ CƠN HỜN CỦA TRẺ khóc, mất kiểm soát của trẻ, cha mẹ nên hiểu bản chất của việc trẻ khóc hờn.

Nghiên cứu cho thấy, khóc lóc, la hét là hai trong số những âm thanh kinh khủng nhất hành tinh, có ảnh hưởng tiêu cực lên con người, gia tăng cảm giác lo lắng, khủng hoảng. Khi một đứa trẻ bắt đầu la khóc và mất kiểm soát, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là giúp con bình tĩnh trở lại, chấm dứt cơn giận trước khi có thêm bất cứ cuộc nói chuyện nào với cha mẹ hay nhận bất kỳ hình thức trừng phạt nào vì hành vi của mình.
Các chuyên gia cho rằng, mỗi cơn cáu giận, la khóc của trẻ đều là hậu quả của những nhu cầu không được đáp ứng, hoặc là cách biểu lộ trẻ đang thiếu thoải mái. Nhu cầu của trẻ xuất hiện trong não và vẫn đang gia tăng. Cha mẹ cần xác định, cơn giận dữ la khóc kia không phải vì trẻ cố tình muốn làm cha mẹ khó chịu.
Do đó, thay vì cho trẻ “ăn đòn” ngay lập tức hay phạt trẻ, tốt nhất cha mẹ nên ngăn chặn tâm lý tiêu cực đang leo thang ở con – đơn giản là hãy giúp con bình tĩnh trước. Các biện pháp hữu dụng có thể tham khảo là:
1. Gây mất tập trung
Chỉ ra hướng khác và nói: “Ôi trời, đi ra xem cái gì ngoài kia kìa! Ô tô cần cầu (hoặc bất cứ thứ gì con bạn thích) đấy!”. Bạn có thể nói lại về hành vi chưa ngoan của con sau, nhưng bây giờ, hãy đánh lạc hướng để con quên trạng thái cảm xúc tiêu cực đã.
 
2. Cho trẻ đồ chơi, hoặc thức ăn
Bạn nên mang theo túi một ít đồ ăn vặt yêu thích của con. Khi con khóc, đây sẽ trở thành vũ khí ngăn chặn cảm xúc cáu giận rất hiệu quả. Đồ ăn càng “khoái khẩu”, con càng nhanh nín khóc.
3. Ôm con
Thông thường, những cơn hờn khóc có thể là dấu hiệu cho thấy đứa trẻ chưa được chú ý, yêu thương như nó mong muốn. Nhiều cha mẹ sai lầm khi cố tình lờ đi cơn cáu giận của trẻ, kết cục là trẻ trở nên mất kiểm soát hơn. Đôi khi, một cử chỉ yêu thương đơn giản cũng có thể xoa dịu cơn nóng giận ngút trời, giúp trẻ bình tĩnh lại. Hãy cho trẻ chính xác điều chúng cần – tình yêu, sự kết nối thực sự với cha mẹ – và kết thúc mọi hờn giận.
4. Nói với con rằng con có thể chọn một nơi mình muốn đi
Cho dù đó là ra sân chơi hay thậm chí là xem một bộ phim, điều này có thể thay đổi tâm trạng của trẻ. Hãy nghĩ theo cách này: Con đã phải quanh quẩn một chỗ cả ngày mà không được tới nơi con thích, và giờ là lúc con xứng đáng có 30 phút chơi ở ngoài công viên.
 
5. Kéo con lại gần, thì thầm dịu dàng bên tai
Thì thầm với con rằng bạn hoàn toàn hiểu lý do vì sao con khóc, và bạn ở đây để giúp con. Hỏi xem con cần gì. Bọn trẻ luôn muốn biết rõ cha mẹ có hiểu chúng không, và cha mẹ sẽ nói gì. Trẻ sẽ không nghe được bạn khi chúng đang mải khóc, cho nên, nếu bạn kéo con vào nói thật nhỏ, thì nhiều khả năng con sẽ nín khóc để tập trung nghe xem bạn nói gì.
Sau khi đã kéo con ra cơn cáu giận, đợi đến khi không còn ai xung quanh, bạn nói chuyện với con về việc tại sao hành vi khi nãy của con là không phù hợp ở chỗ đông người, và những hành vi như thế sẽ kéo theo hậu quả thế nào. Cho con biết mọi người đều có lúc thất vọng, bực mình, nhưng luôn có những cách tốt hơn để bày tỏ điều mình muốn.
                                                                                                                                                                                  Theo AMRK
Tìm hiểu thêm:
GỬI TIN NHẮN