QUẢN TRỊ THẦN THÁI, TÂM THẾ

Quản trị thần thái, tâm thếQuản trị thần thái, tâm thế
Cuộc đời mỗi người có hạnh phúc được hay không lại phần lớn do thần thái và tâm thế. Hầu như xưa nay mỗi người đều lo quản trị vợ (chồng), nhân viên, con cái, quản trị tiền, công việc, tài sản, mà chẳng hề biết và quan tâm đến quản trị thần thái, tâm thế.

Trước hết ta cần hiểu thần thái là gì?

Ngồi nói chuyện với một phụ nữ nào đó, sau dăm câu ba điều, ta sẽ thấy chị ấy phàn nàn về chồng mình. Nào là chồng không chịu quan tâm đến vợ, nào là chồng không chịu về nhà, chỉ chăm chăm đi quán nhậu. Nào là chồng hết yêu vợ, lăng nhăng với đàn bà con gái bên ngoài, mất hết tiền bạc…

Đọc thêm:

Dạy nhân cách

Học cách học là kỹ năng quan  trọng nhất trong cuộc đời

Tại sao sau một thời gian chung sống, các ông chồng lại thích ra ngoài đi nhậu, chém gió, thích chơi với người khác mà không thích ở nhà, nói chuyện với vợ hoặc chia sẻ việc nhà với vợ?

Đó là vì một kịch bản chung, hầu hết các bà vợ đều mắc một sai lầm trong đầu tư hình ảnh của mình, cứ khi ra ngoài thì trang điểm đẹp đẽ, còn ở nhà thì bú rù cẩu thả. Khi chồng về nhà, thay vì nụ cười tươi trên gương mặt sáng rỡ hạnh phúc, thân hình thon thả thơm tho trong bộ đồ đẹp đẽ, và câu hỏi nũng nịu hoặc lời khen ngọt ngào tặng chồng, thì vợ lại càu nhàu la hét trong một bộ dạng cẩu thả với áo quần xô lệch cũ kỹ, cuốn lô lổn nhổn trên đầu, tóc bốc mùi hóa chất, cơ thể dính dấp mồ hôi hoặc nặng mùi xào nấu… Trong khi đó, tại các quán nhậu, các cô gái trang điểm xinh đẹp, ăn mặc quyến rũ, nói cười luôn miệng, khách nói gì cũng dạ ngọt ngào. Họ sẽ là người móc túi chồng bạn nhiều nhất!

 

TS. Phan Quốc Việt dạy kỹ năng cho học viên quốc tế

Hãy tự hỏi mình, rằng mình cố gắng làm việc giỏi, cố gắng nấu ăn ngon, dọn nhà sạch là vì ai? Nhưng bao nhiêu cố gắng của bạn sẽ thất bại nếu như bạn không biết cách hành xử với người thân. Bạn đang tự mâu thuẫn với chính mình. Hãy chuẩn bị thần thái tươi tỉnh nhất để đối đãi với chính mình và với người bạn đời, con cái mình ở nhà, sau mới đến người ngoài. Coi chồng như khách quý nhất, coi mình như hoàng hậu để có tâm thế tuyệt vời nhất. Hạnh phúc mới mỉm cười khi ta có thần thái chuẩn nhất.

Còn tâm thế là gì?

Ở nhà, bố mẹ cáu giận, hay mắng con “đồ ngu”. Ở trường, thầy cô thường dùng “điểm kém” cho học trò. Tại công ty, lãnh đạo hay quy chụp nhân viên làm việc “rất dở”! Vô hình chung, chúng ta đang gieo vào tiềm thức nhau tâm thế thất bại, thấp kém.

Trong tiêu dùng, chúng ta sính hàng ngoại, truyền miệng nhau rằng cứ hàng ngoại là tốt, là chất lượng cao, còn hàng nội thì phần nhiều là hàng dởm, hàng kém,…

Trong một góc nhìn khác, thì tại công ty, nếu bạn là giám đốc, bạn lại chỉ hô hét nhân viên, với những khẩu hiệu, “Không để hàng tồn”; “Cấm hút thuốc”; “Không lãng phí nguyên liệu”… thì kết quả mà công ty nhận được sẽ ngược lại. Hàng tồn nhiều hơn, nhân viên hút thuốc lén lút, nguyên liệu càng tốn nhiều mà hiệu quả không được bao nhiêu…

Người Việt chúng ta luôn gieo vào tiềm thức những thông điệp với các từ ngữ “Đói, nghèo, khổ”.

Muốn thay đổi, để được hạnh phúc, giàu có, xuất sắc, thì chúng ta phải thay đổi tâm thế. Cụ thể và dễ hiểu hơn, đó là phải gieo vào tiềm thức mỗi người những thông điệp tốt, tích cực. “Thay lời là đổi đời”. Hãy nói với nhau những thông điệp như:

– Tôi xuất sắc nhất!

– Tôi giàu nhất

– Tôi là chuyên gia số 1 thế giới về lụa tơ tằm

– Tôi là bác sĩ nha khoa siêu nhất

– Tôi là diễn giả truyền cảm hứng nhất.

– Em là học sinh giỏi.

– Em nhất định sẽ là một thiên tài!…

 

Khi một người sẵn sàng trong tâm thế vươn tới mặt trời thì kết quả ít nhất cũng rơi vào vì tinh tú. Khi quản trị tốt thần thái và tâm thế, bạn sẽ vững vàng tiến lên tới đỉnh cao.

 

                                                                                                                   TS. Phan Quốc Việt (Theo Petro Times)

GỬI TIN NHẮN