NHỮNG ĐIỀU VÔ TÌNH ĐẨY TRẺ ĐẾN THẤT BẠI

Những điều vô tình đẩy trẻ đến thất bại

Cha mẹ luôn bao bọc, hay nói về áp lực cuộc sống có thể khiến con nghi ngờ khả năng bản thân, sợ thất bại và né tránh thử thách.

Mong muốn can thiệp, giúp con tránh khỏi vấp ngã, tổn thương là bản năng của bố mẹ. Tuy nhiên, việc luôn dang tay giúp đỡ trẻ không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tích cực, đôi khi khiến con bạn gặp thất bại lớn hơn và không thể vượt qua khi trưởng thành.

Trang Business Insider đưa ra một vài hành động của bố mẹ vô tình đẩy con đến thất bại.

 

Luôn bao bọc con

Luôn can thiệp và bao bọc con trước khó khăn hoặc một việc có nhiều rủi ro thất bại cho thấy bạn không tin tưởng khả năng xử lý tình huống của con. Điều này sẽ khiến chúng nghi ngờ khả năng của bản thân và tạo ra tâm lý né tránh thử thách.

Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học Wendy Grolnick đã so sánh các bà mẹ muốn kiểm soát con cái với những người ủng hộ việc tự chủ. Khi những người mẹ không có mặt, đứa trẻ được dạy theo phương pháp tự chủ sẽ tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ, ngay cả khi thấy bế tắc và thất vọng. Ngược lại, đứa trẻ được mẹ kiểm soát và bao bọc khi đối diện với nhiệm vụ khó khăn mà không nhận được sự giúp đỡ thường nhanh chóng bỏ cuộc.

Trại hè Kỹ năng sinh tồn 2024

Trại hè Chinh phục bản thân 2024

Kỹ năng sống, kỹ năng phát triển bản thân hè 2024

Nói về áp lực cuộc sống với trẻ

Việc cho trẻ biết bố mẹ phải bỏ nhiều công sức để kiếm tiền là việc cần thiết, nhưng không nên nói quá sớm. Từ độ tuổi 5-13, trẻ chưa thật sự cần biết về những áp lực trong cuộc sống như có một việc làm danh giá với thu nhập cao, tạo ra địa vị trong xã hội.

Ngoài ra, phụ huynh không nên hình thành suy nghĩ thất bại là điều gì rất đáng sợ và không chấp nhận được. Những điều này không khiến trẻ tốt lên mà hình thành tâm lý thiếu tự tin, hoảng sợ khi phải rời vòng tay bố mẹ.

Thay vào đó, hãy dạy con thất bại là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống và không có gì đáng sợ. Thất bại đôi khi chính là cơ hội, hoặc bằng chứng cho thấy con đã cố gắng như nào, từ đó rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong lần tới. Khi trẻ có thể đối mặt với thất bại, chúng sẽ biết cách chịu trách nhiệm, tìm cách thích nghi và không đổ lỗi cho người khác.

 

Ảnh: Parenting Book

Luôn nghĩ con mình đúng

Theo chuyên gia hành vi trẻ em James Lehman, việc bảo vệ con bằng mọi cách có thể dẫn đến một sự ảo tưởng trong cách cảm nhận của trẻ về thế giới.

Nhiều phụ huynh thấy con bị phạt mà không cần biết đúng sai, phàn nàn về giáo viên và tìm cách nói chuyện với nhà trường vì cho rằng thầy cô giáo làm vậy là quá đáng. Điều này sẽ khiến giáo viên “không muốn đụng tới con bạn nữa”, và nếu không phải thầy cô giáo, liệu ai có thể thay bố mẹ giám sát, dạy bảo trẻ khi ở trường?

Không ở bên và dành cho con sự quan tâm

Khi trẻ không thực hiện được một nhiệm vụ nào đó, việc mặc kệ con tự giải quyết hoàn toàn là không nên. Thay vào đó, bố mẹ có thể đóng vai trò là người động viên tinh thần hoặc cố vấn, gợi ý một số cách giải quyết để trẻ lựa chọn.

Đối với một đứa trẻ, giá trị của việc biết mình được bố mẹ yêu thương, ủng hộ và sẵn sàng tha thứ khi thành khẩn nhận lỗi sẽ là động lực rất lớn giúp chúng dám nhận lỗi và đối diện với thất bại.

So sánh với mình trước kia

Việc so sánh bao giờ cũng có tính chất hai mặt, phụ huynh cần tinh tế và khéo léo trong việc lấy ví dụ về sự thất bại của bản thân trước kia, tránh mang đến cho trẻ cảm giác đang bị mỉa mai.

Bố mẹ có thể lựa chọn việc kể một câu chuyện có thật hoặc do mình sáng tạo ra với nội dung gần giống thất bại trẻ vừa gặp để thông qua đó gợi ý cho trẻ cách giải quyết, đồng thời động viên tinh thần trẻ.

Thanh Hằng (Theo Business Insider)

GỬI TIN NHẮN