BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH THU HÚT, HIỆU QUẢ

Cả khán phòng ngáp ngắn ngáp dài, bấm điện thoại, nói chuyện riêng – đó có phải điều bạn mong muốn khi thuyết trình trước đám đông? Chắc chắn là không rồi. Vậy làm thế nào để mọi người đều hướng mắt về bạn, chăm chú và hào hứng lắng nghe từng lời bạn nói? Tâm Việt Nha Trang mách bạn 4 bí quyết sau: 

1.Hãy mở đầu thật thu hút

Các cụ ta có câu: “Đầu xuôi đuôi lọt”. Nếu bạn tạo được ấn tượng tốt và thu hút người nghe ngay từ giây phút ban đầu. Người nghe sẽ cảm thấy hứng thú, muốn nghe tiếp bài thuyết trình của bạn. Nhưng nếu bạn bắt đầu vào một cách ngán ngẩm, buồn ngủ, nhàm chán, người nghe sẽ không muốn nghe tiếp bài nói của bạn. Bạn đã bị loại ngay từ “vòng giữ xe”.

Để mở đầu thu hút, bạn có thể bắt đầu bằng nhiều cách, ví dụ như kể một câu chuyện hài hước, cho người nghe xem một đoạn video ấn tượng, hoặc tổ chức cho người nghe một hoạt động vui vẻ… Những điều này sẽ khiến người nghe tò mò,  cởi mở với bạn hơn.

2.Sử dụng ví dụ minh họa

Khi thuyết trình, nếu chúng ta chỉ nói lý thuyết suông, người nghe đôi khi khó hình dung. Chèn thêm ví dụ vào nội dung bài nói sẽ khiến buổi thuyết trình trở nên sinh động đồng thời người nghe sẽ tiếp thu tốt hơn.

Ví dụ: 

Khi nói về cách lựa chọn thái độ sống.  Bạn có thể dùng hình ảnh quả chanh để minh họa bằng cách hỏi khán giả: “Khi bạn được tặng 1 quả chanh, bạn sẽ làm gì? Làm nước chanh, vứt nó đi, cho….” .Cùng một sự việc, tùy cách lựa chọn, sẽ cho ra những kết quả khác nhau.

Thông qua một ví dụ minh họa thật đơn giản, khán giả đã hình dung và hiểu điều bạn nói dễ dàng hơn. Có một điều chắc chắn, khán giả sẽ rất ấn tượng và nhớ lâu thông điệp mà bạn truyền tải.

3.Sử dụng câu chuyện

Bên cạnh ví dụ minh họa, việc bạn sử dụng câu chuyện cũng không kém phần quan trọng. Đặc biệt những câu chuyện hài hước, chạm vào mối quan tâm người nghe lại càng dễ dàng gây sự chú ý và khiến buổi thuyết trình trở nên sôi động. Câu chuyện càng đắt giá bao nhiêu, hiệu quả nội dung bạn muốn truyền đạt càng tăng bấy nhiêu.

Ví dụ: Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng ai cũng có thể luyện tập được, làm cuộc sống trở nên hiệu quả hơn. Bạn có thể kể về một người (nhân vật có tầm ảnh hưởng) tự ti, nhút nhát, không có tài ăn nói, bị bạn bè xa lánh. Trải qua thời gian thế nào người này đã thay đổi ngoạn mục nhờ rèn luyện kỹ năng thuyết trình.

4.Luôn chốt lại sau từng ý

Sức tập trung của người nghe không phải lúc nào cũng ở mức 100%. Người nghe cũng không thể nhớ hết được tất cả những gì bạn nói. Chính vì vậy sau mỗi ý và cuối bài thuyết trình, bạn nên tóm tắt những điều mình muốn nói, chốt lại thông điệp chính bằng những câu nói ngắn gọn, ấn tượng. Bằng cách đó, bạn liên tục tạo được sự thu hút với người nghe, vừa khắc sâu trong tâm trí họ điều bạn muốn truyền tải.

5.Ngôn ngữ cơ thể biểu cảm

Một nghiên cứu của giáo sư Albert Mehrabian tại trường UCLA cho thấy, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể của bạn tác động tới người nghe là 93%. Bạn đã có những chất liệu tốt, đắt giá cho bài thuyết trình, nhưng cách thể hiện của bạn đơn điệu, nhàm chán thì bài thuyết trình của bạn vẫn thất bại như thường. Chú ý rèn luyện về dáng đứng, ánh mắt, nét mặt, giọng nói để có một bài thuyết phục chinh phục người nghe bạn nhé.

Tâm Việt Nha Trang

3 LỢI ÍCH KHI CÓ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

3 CÁCH MỞ ĐẦU ẤN TƯỢNG TẠO SỰ THU HÚT CHO BÀI THUYẾT TRÌNH

 

GỬI TIN NHẮN